Sói Khoác Áo Choàng - 1
1.
Bà nội tôi già rồi, thị lực không tốt, tai còn nghễnh ngãng, ban đầu bà hơi sững lại, sợ mình nghe nhầm.
Sau đó bà hỏi đạo sĩ:
“Ân nhân có ý gì? Muốn cháu gái của tôi gả cho ông sao?”
Đạo sĩ nói:
“Gả hay không không quan trọng, ngủ với ta mấy đêm rồi sinh cho ta một đứa con là được. Coi như đứa trẻ này là lễ tạ của các người đi.”
Lần này bà nội nghe thấy rõ ràng, bà tức đến mức ngực phập phồng, “hừ” một tiếng, chửi lấy chửi để.
“Ông là cái đồ lỗ mũi trâu, cái đồ lưng tôm, nhìn lại xem mình ít hơn bà già này mấy tuổi mà đòi lấy cháu gái bảo bối của bà? Ông có biết xấu hổ hay không?”
Lão đạo sĩ khịt mũi một tiếng, cười khổ:
“Ta chữa khỏi bệnh cho cô bé rồi, nó nhất định phải báo đáp lại ta, nếu không thì ta sẽ ă/n t/h/ị/t cả nhà bà!”
Lão đạo sĩ này không những vô liêm sỉ mà còn rất độc ác.
Lúc này, ngoài cửa truyền đến tiếng người, là những người trong thôn đi săn sói trở về.
Bà nội được tiếp thêm tự tin, tiện tay cầm cái chổi lên đánh về phía này.
“Cái đồ chó điên đội lốt người, cút ra khỏi nhà tao! Cút!”
Bóng dáng lão đạo sĩ lắc lư đến cửa lớn, ông ta quay đầu lại hung ác nói:
“Rồi sẽ có một ngày các người phải hối hận!”
Bà nội nhổ hai bãi nước bọt về hướng nơi ông ta biến mất, chửi một tiếng xui xẻo.
2.
Lão đạo sĩ vừa đi thì cha tôi vác khẩu súng săn về đến nhà.
Vừa bước vào đến cổng, ông ấy đã khịt mũi thật mạnh.
“Mẹ, vừa rồi có sói đến à?”
Bà nội nói:
“Đừng có nhắc đến nữa! Là một tên đạo sĩ già, không những ăn mặc kỳ quái mà tính tình còn lập dị. Nhưng thảo dược thì đúng là tốt thật, ông ta chữa khỏi bệnh cho Tiểu Tuyết rồi.”
Một khoảng thời gian trước, thôn chúng tôi bị đám sói quấy phá, cha tôi giăng bẫy đánh c/h/ế/t sói vương, lũ sói tách ra thành năm đàn bảy mối rồi nhanh chóng bị thợ săn trong thôn đánh bắt cho đến khi chỉ còn lại một con sói già có thân hình to lớn.
Con sói già xuất quỷ nhập thần, vừa gian xảo vừa hung tàn, làm cách nào cũng không thể bắt được nó.
Mấy hôm nay cha tôi luôn đối đầu với sói, rất nhạy cảm với mùi của sói.
Như bà nội và tôi chưa từng tiếp xúc với sói bao giờ, nào biết mùi hôi thối của sói như thế nào, vì vậy hai bà cháu tôi ngửi kỹ lại một lượt, vẫn không ngửi ra mùi gì.
“Sao có thể là sói được chứ? Ông ta mặc quần áo, đầu đội mũ, còn biết nói chuyện. Quần áo tuy rách rưới nhưng có thể nhìn ra là đạo bào.”
Bà nội nói.
Cha tôi nhìn ra ngoài cửa, nhỏ giọng nói:
“Mẹ ơi, hình như con sói đó biết bắt chước cách nói chuyện của con người.”
“Hôm qua trong núi có trận tuyết lớn, nhìn không rõ phía xa, con nghe thấy tiếng trưởng thôn hét cứu mạng, nên lần theo tiếng gọi đi đến bên vách đá, nhưng không có ai cả. Lúc đó có một viên đá dưới chân lung lay, suýt chút nữa con ngã xuống. Con kiểm tra lớp tuyết xung quanh vách đá thì không thấy có dấu chân người nào cả, chỉ có dấu chân sói thôi.”
“Sau này chúng ta nói chuyện cẩn thận một chút, tránh bị nó bắt chước giọng nói của mình.”
Tôi từng nghe nói sói biết bắt chước tiếng khóc của phụ nữ để lừa thợ săn, chứ chưa từng nghe qua sói biết bắt chước người nói chuyện, nên nhất thời không thể tin được.
Bà nội kinh ngạc đến ngẩn người, thốt lên:
“Nếu như con sói này thật sự có thể bắt chước người nói chuyện, e là thành tinh rồi!”
Cha tôi gọi hai con chó săn là Đại Hắc và Hoàng Hoàng tới, hai con chó đánh hơi khắp sân.
“Hai bà cháu có nhìn rõ mặt của lão đạo sĩ kia không?”
“Mẹ không để ý đến tướng mạo, chỉ nhớ ông ta khoác một chiếc áo choàng bông, đội mũ nỉ, quàng khăn quàng cổ, còn đeo một chiếc kính đen.”
Bà nội dụi đôi mắt mờ của mình, cẩn thận nhớ lại.
Tôi ở cách xa, trời lại tối nên chỉ lờ mờ thấy bóng dáng ông ta, cảm thấy lão đạo sĩ kia lưng còng, quần áo trên người trông như nhặt ở đâu về vậy, lôi thôi luộm thuộm không hề vừa người.
Nhưng tôi có thể thấp thoáng nhìn thấy bàn tay của ông ta ở trong ống tay áo.
Cha tôi trầm tư một lúc rồi nói:
“E rằng kính đen và khăn quàng cổ kia không dùng để che khuôn mặt, Tiểu Tuyết lại nói là nhìn thấy tay của ông ta, điều này thật kỳ lạ.”
“Mọi người ở yên trong nhà, đừng đi đâu hết, khóa chặt cửa lại. Con ra ngoài xem thử.”
Cha tôi cầm đèn pin lên, gọi hai con chó săn rồi vội vã rời đi.
3.
Trận tuyết lớn vừa ngừng rơi được một ngày thì đến tối lại tiếp tục rơi, những hạt tuyết phủ kín mặt đất.
Ban đêm vô cùng lạnh, mấy hôm nay tôi chẳng ăn mấy, đến bát cơm còn không đủ sức mà bưng.
Bà nội nấu cháo x/ư/ơ/n/g mặn đút cho tôi ăn từng miếng một, tôi ăn hết cả bát to.
Chúng tôi vừa ăn xong thì cha tôi trở về với khuôn mặt tái mét, vừa bước vào nhà, ông đã ném một đống quần áo bừa bộn xuống đất, dưới ánh đèn có thể lờ mờ nhìn ra vài vệt m/á/u.
“Mẹ, Tiểu Tuyết, mọi người xem xem có phải hôm nay lão đạo sĩ kia mặc bộ quần áo này không?”
Tôi muốn ngồi dậy nhìn thì bị bà nội giữ lại:
“Tiểu Tuyết, cháu vừa mới khỏe lên, đừng xem mấy thứ bẩn thỉu này. Hôm nay bà đứng gần hơn, để mình bà đi xem là được.”
Tay của bà run run nhặt đống quần áo lên nhìn.
Một bộ đạo bào rách rưới, một cái khăn quàng cổ, một chiếc áo choàng bông…
Lúc bà nội nhặt chiếc áo choàng bông lên, tay bà như bị lửa đốt ném chiếc áo choàng sang xuống đất.
“Chính là nó, chính là chiếc áo choàng này! Chỗ bị rách giống y hệt, từng mảng lớn bị ướt và đông lại cứng ngắt. Lúc ấy mẹ còn tưởng là do tuyết làm ướt. Hóa ra đều là m/á/u!”
Cha tôi vội đỡ bà nội ngồi xuống, bà nội túm chặt áo choàng bông của cha tôi không buông, lo lắng hỏi:
“Tìm thấy quần áo ở đâu thế? Còn vị đạo sĩ kia thì sao?”
“Là Hoàng Hoàng tìm thấy, trong khu rừng bên ngoài thôn. Vị đạo sĩ kia do thôn chúng ta mời đến, nghe nói rất giỏi bắt sói, vốn dĩ nói hai ngày nữa sẽ tới, con còn cùng trưởng thôn bàn với nhau đi đón ông ấy, bây giờ xem ra, có lẽ là lành ít dữ nhiều.”
Bọn họ đang nói chuyện thì Đại Hắc chạy vào, ném một khúc tay xuống dưới đất, sủa “gâu gâu” hai tiếng.
“Thứ này được phát hiện ra cùng với quần áo, hôm nay mọi người nhìn thấy tay của tên đạo sĩ kia chắc là cái này. Con súc vật này quả thực rất xảo quyệt, còn biết lấy tay người để trong ống tay áo, giả dạng đó là tay của mình. Mọi người nhìn xem ở phần cuối của đoạn tay này toàn là dấu vết của chân sói, móng vuốt cắm vào da thịt, nhìn thấy được cả x/ư/ơ/n/g.”
Bà nội thở dài một tiếng, sắc mặt càng trở nên nhợt nhạt.
“Mẹ quên không nói, con súc vật kia còn nói muốn cưới Tiểu Tuyết, để Tiểu Tuyết sinh con cho nó, nó bị mẹ đuổi đi rồi. Nó còn nói sẽ ăn thịt cả nhà mình! Lúc đó mẹ chỉ cảm thấy kỳ lạ, bây giờ có phải năm đói kém gì đâu mà còn người ăn thịt người nữa chứ!”
Cha tôi cười khẩy nói:
“Con súc vật này nào muốn lấy vợ? Nó muốn ăn thịt người đấy! Nó đã nhìn trúng thịt của Tiểu Tuyết rồi, còn muốn ăn thịt trẻ em nếm thử vị tươi sống, nên mới giải độc cho Tiểu Tuyết. Con súc sinh này đã âm mưu hãm hại nhà ta rồi sao? Để im mà xem con lột da nó như thế nào!”
Đang nói thì ngoài cổng có tiếng đập mạnh, Đại Hắc và Hoàng Hoàng lao ra ngoài đồng loạt sủa lớn.
4.
Cha tôi chạm vào con d/a/o bên thắt lưng, hỏi là ai.
Tiếng gió thổi vù vù xen lẫn tiếng tuyết rơi, tạo thành một loại âm thanh ghê rợn.
“Chú Lâm, là cháu đây, Hỷ Tử. Cha cháu bảo chú dẫn Đại Hắc và Hoàng Hoàng sang đó một chuyến, hình như tìm thấy thi thể của lão đạo sĩ rồi!”
Đó là con trai của trưởng thôn Hỷ Tử.
“Cháu đi trước đi, chú ăn xong cơm sẽ qua đó!”
Cha tôi nói vọng ra bên ngoài.
Ngoài cổng đáp lại một tiếng, truyền lại tiếng chân giẫm lên tuyết.
Cha tôi nhìn ra bên ngoài nói:
“Mọi người có cảm thấy giọng Hỷ Tử vừa rồi hơi kỳ lạ không? Nghe giống cậu bé mà lại không giống cậu bé?”
Bà nội nói:
“Đúng là nghe có hơi kỳ lạ thật, nhưng có thể là do gió lớn.”
Lúc có gió to, giọng nói của mọi người sẽ bị gió thổi bay dẫn đến âm sắc bị biến đổi.
Tôi cũng cảm thấy giọng nói của Hỷ Tử không được bình thường.
Cha tôi cắn vài miếng đã hết một chiếc bánh bao to, ông ấy gắp một đũa thịt xông khói vào miệng, bưng bát cháo to lên uống hết chỉ trong một hơi.
Đột nhiên tôi nghĩ đến một chuyện khác rất quan trọng.
“Cha, tình trạng của con tốt lên nhiều rồi, khi nào rảnh cha gọi điện cho chú hai báo cho mẹ con một tiếng, tránh cho mẹ vì lo lắng mà vội vã trở về.”
Tôi nói nhỏ.
Bệnh tình của tôi luôn không có tiến triển gì, thấy con mình sắp c/h/ế/t đến nơi, mẹ tôi vô cùng lo lắng. Khi nghe nói trong thôn của chú hai có một vị thầy thuốc chuyên chữa bệnh lạ, mẹ tôi vội vã đến mời ông ấy.
“Đúng, Tiểu Tuyết nói đúng đấy, bây giờ đang có sói, chút nữa con hãy gọi điện cho chú hai của Tiểu Tuyết, đừng để mẹ Tiểu Tuyết về một mình, đợi con đi qua đó đón.”
Bà nội nói.
Ngày trước khi đi làm, chú hai tôi bị tai nạn và trở nên tàn tật, đôi chân không thể đi lại bình thường được, để bớt buồn chán ông ấy đã lắp một chiếc điện thoại ở nhà, rất tiện lợi.
Cha tôi gật đầu:
“Con phải qua nhà thôn trưởng một chuyến trước, con sói này biết bắt chước người nói chuyện, còn biết giả dạng thành người nữa, phải nói cho mọi người biết mà đề phòng. Sau khi gặp thôn trưởng con sẽ đến quán tạp hóa gọi điện cho chú hai của Tiểu Tuyết luôn.”
Đúng lúc này, đèn đột nhiên tắt ngúm.
“Kỳ lạ thật, sao mà mất điện sớm thế?”
Bà tôi lẩm bẩm đi thắp nến, che lại rồi bê sang đây.
Chúng tôi sử dụng than để sản xuất điện vào mùa đông, trước đây thường cắt điện vào lúc đêm khuya để tiết kiệm, nhưng rất ít khi cắt điện sớm như thế này.
“Có lẽ là do tuyết rơi lớn quá khiến đường dây điện bị đứt đoạn. Chút nữa con đi cùng thợ sửa điện kiểm tra đường dây, mọi người ngủ trước đi, đừng đợi con.”
Cha tôi vừa nói vừa mặc áo khoác vào, đội mũ lông cáo, nhét một bình rượu kê nhỏ vào trong ngực, mặc áo che tuyết, khoác súng săn bước ra cửa, hét to tên Đại Hắc và Hoàng Hoàng rồi rời nhà.
5.
Nhưng vừa rời khỏi nhà chưa được bao xa thì ông ấy quay lại, lập tức khóa cổng, sắc mặt rất xấu.
Bà tôi vội hỏi thế nào.
Cha tôi đóng cửa phòng chính lại, thở hổn hển nói nhỏ:
“Vừa rồi ra đến ngoài cổng con mới nghĩ ra, con chưa nói cho ai biết chuyện tìm thấy quần áo của lão đạo sĩ, chúng ta vừa nhắc đến việc lão đạo sĩ này lành ít dữ nhiều thì Hỷ Tử nói phát hiện ra thi thể của lão đạo sĩ, chuyện này quá kỳ lạ.”
“Thế là con soi đèn pin xuống chỗ tuyết rơi ngoài cổng, phủi đi lớp tuyết bên trên, kết quả toàn là dấu chân sói. Lúc nãy ở ngoài cổng là sói, không phải Hỷ Tử! Con súc vật này quá xảo quyệt, vừa đi vừa dùng đuôi xóa dấu vết, may mà vẫn chưa quét sạch.”
Bà nội tức đỏ cả mắt nói:
“Đồ chó c/h/ế/t! Thế này là nhắm trúng nhà ta rồi!”
Người ta đều nói gấu đáng sợ, nhưng lại không biết thứ đáng sợ nhất chính là sói.
Sói có sự gian xảo của cáo, sự hung tàn của hổ, sự tàn bạo và khả năng bắt chước của gấu.
Điểm mấu chốt chính là nó thù dai, cố chấp và có tính nhẫn nại rất cao.
Khi còn nhỏ, tôi từng nghe ông nội nói rằng đàn sói có thể theo dõi đàn cừu từ mười đến hai mươi cây số, bọn chúng trao đổi chiến lược, biết giương đông kích tây, biết bày binh bố trận, bình tĩnh, lý trí, rất kiên nhẫn, biết chọn thời cơ tốt hợp nhất để hành động.
Vậy nên, một khi sói ra tay thì rất hiếm khi thất bại.
Trong lòng tôi vô cùng bất an, không nhịn được nói:
“Cha, hay là chúng ta đi đi, rời khỏi nơi này, chuyển đến thị trấn.”
Cha xoa đầu tôi nói:
“Con gái, nếu đã đắc tội với sói thì chạy trốn thôi là chưa đủ, nó sẽ ngăn chúng ta trốn thoát bằng mọi giá. Huống hồ bây giờ đang là mùa đông, tuyết rơi lớn, xe từ bên ngoài không vào được, xe ở bên trong cũng không cách nào đi ra, chúng ta chỉ có thể kéo xe lùa để đi, nhưng xe lùa đi trên núi không thể chịu được một ngày. Nếu trên đường bị sói phục kích thì chúng ta sẽ xong đời.”
Có lẽ nhìn thấy sắc mặt tôi rất kém, cha tôi cười an ủi tôi:
“Yên tâm đi, có cha ở đây rồi, cha là thợ săn lợi hại nhất cái thôn này! Cha sẽ g/i/ế/t nó trước khi nó ă/n t/h/ị/t chúng ta!”